
And seas and mountains know that I know
“One might think of the sea only as the sea and of the mountains strictly as mountains only,
which would be a mistake. To me, mountains are seas and seas are mountains, and seas and mountains know that I know. This is the romance of brush and ink.”
(Quoted from Shitao, artist, art theorist, Buddhist, and Daoist monk, in The Chinese Theory of Art by Lin Yutang)
The following sentence is quoted in an article written by master Thach Dao around 1660, which was considered by the scholar Lam Ngu Duong as a "manifesto of expressionism". I'm not sure how much I understood after reading that article, but I always remember this quote, because it is a generous romance full of the spirit of the ancients, and in a way, it blew the wind of freedom into my brushstrokes and perspectives during my process of learning traditional knowledge from the classical masters. A teapot could be made of blue enamel and marble, of soil with purple dust, made of clouds, or a flying fish with beautiful fins. Day and night are merged; mountains, water, and trees are also merged with the little monk sitting in solitude in the painting. I look at mountains and see clouds and water; and look at clouds and water to see myself. My studies from the ancients were incomplete because of my own limitations, but the "romance of pen and ink" was never lacking, and to speak in a frivolous way, for me, just having such joy in painting is enough.

Và biển cùng núi biết rằng tôi biết
“Nếu nhìn núi chỉ là núi và biển chỉ là biển, ấy là sai lầm. Với ta, núi là biển và biển là núi, và biển cùng núi biết là ta biết. Đó là cái lãng mạn của bút và mực.”
(Trích dẫn từ Thạch Đào, họa sư, nhà lý luận nghệ thuật, nhà sư Phật giáo và Đạo giáo, trong quyển ‘Hội họa Trung Hoa qua lời các bậc vĩ nhân’ của Lâm Ngữ Đường)
Câu nói dưới đây được trích trong bài viết của cụ Thạch Đào vào khoảng năm 1660, được cụ Lâm Ngữ Đường đánh giá là một bản “tuyên ngôn của chủ nghĩa biểu hiện”. Tôi không chắc tôi hiểu được bao nhiêu sau khi đọc qua bài viết đó, nhưng tôi nhớ mãi câu nói này, vì nó là một sự lãng mạn khoáng đạt đầy khí khái của tâm hồn người xưa, và một cách nào đó nó mang sự tự do vào đường cọ và cái nhìn của tôi trong quá trình học hỏi những kiến thức truyền thống từ các bậc thầy cổ điển. Vẽ về một chiếc ấm trà thì thấy nó được làm bằng men lam và cẩm thạch, bằng đất với bụi tím, hoặc được kết bằng mây, hoặc vốn là con cá bay có những cái vây đẹp. Ngày và đêm trộn lẫn; núi, nước và cây cũng trộn lẫn với chú tiểu be bé ngồi trong tranh. Ta nhìn núi thấy mây, nước; và nhìn mây, nước lại thấy ta. Sự học từ người xưa của tôi chả đến nơi đến chốn vì nhiều hạn chế của bản thân, nhưng “cái lãng mạn của bút và mực” thì chẳng bao giờ thiếu, mà nói theo một cách nông nổi nào đó, thì với tôi niềm vui trong hội họa chỉ cần như vậy là đủ.



